- Trang chủ /
- Phá thai /
- Kiến thức mang thai /
- Bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai
Bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai
-
Cập nhật lần cuối: 01-01-1970 01:00:00
-
Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm bàng quang thì có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc không nhỏ của nhiều chị em khi mang thai trong 3 tháng thứ hai. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Có con là một thiên chức của mọi phụ nữ, thế nhưng trong khoảng thời gian thai trong bụng, người mẹ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một trong những nguy cơ phụ nữ có thai thường hay mắc phải đó là bệnh viêm bàng quang còn gọi là chứng nhiễm trùng đường tiểu. Viêm bàng quang cần được bạn điều trị dứt điểm trước khi đón thiên thần chào đời.
Bàng quang là một cơ quan quan trọng trọng hệ tiết niệu của con người, nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu, ngay sau xương mu. Viêm bàng quang là sự nhiễm khuẩn bàng quang, khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang và sinh sôi nảy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Bệnh thường gặp ở phụ nữ do cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ có niệu đạo ngắn nên mầm bệnh từ vùng hậu môn thường dễ di chuyển lên bàng quang. Đặc biệt, bệnh xảy ra dưới 20% các phụ nữ mang thai, nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai. Vì đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ nhất, đường tiểu của phụ nữ mềm hơn và giãn nở khiến tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
» Cẩn thận với bệnh viêm niệu đạo khi mang thai
» Viêm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không?
Thủ phạm nào gây ra bệnh này cho thai phụ?
Bạn có biết là nước tiểu bình thường không hề có vi khuẩn, nấm? Nhiễm khuẩn chỉ xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản.
Hầu hết, các nhiễm khuẩn là do vi khuẩn E.coli từ hậu môn, âm đạo xâm nhập bàng quang qua niệu đạo của người phụ nữ. Nếu sự nhiễm khuẩn này không được điều trị thì vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản, gây viêm thận, bể thận.
Khi mang thai do bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện nên dẫn đến đi tiểu nhiều khi mang thai, một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Bệnh gây ra những tác hại gì?
Là một loại bệnh dễ xử trí tuy nhiên nếu không phát hiện sớm, vi trùng có thể lan lên đường tiết niệu trên và để lại biến chứng khó điều trị. Viêm bàng quang có thể gây nguy hại cho bà mẹ như gây nên tăng huyết áp - tiền sản giật, thiếu máu, choáng nhiễm khuẩn... và nguy hại cho thai như: làm thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân, sinh non...
Thai phụ cần làm gì nếu bị viêm bàng quang?
Nếu bạn thấy có triệu chứng đau buốt hoặc nóng rát khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau xương chậu, đau lưng và đau bụng, buồn nôn (triệu chứng dễ nhầm tưởng với ốm nghén), run người, ớn lạnh thì bạn nên đi khám bệnh để được chẩn đoán đúng bệnh. Nếu thực sự bị viêm bàng quang, bạn cần được điều trị bằng kháng sinh (những loại có thể dùng khi có thai). Dùng kháng sinh loại diệt khuẩn tốt mà không có hại cho thai nhi. Sau một đợt điều trị, sản phụ cần xét nghiệm lại kết quả, nếu xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính thì cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa tái phát cho tới khi sinh. Vì nguy cơ tái nhiễm bệnh rất cao, có tới 40% phụ nữ bị tái nhiễm.
Phụ nữ có thai nên uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tót tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang và từ đó mà hạn chế được viêm nhiễm; vệ sinh vùng hậu môn và sinh dục sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn ở niệu đạo; không cố nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp (vì lúc này lỗ niệu đạo mở dễ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập bàng quang); không mặc quần lót quá chật gây nóng, ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, cần được xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 3 tháng 1 lần để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nếu có những dấu hiệu của viêm bàng quang bạn không nên tự điều trị vì có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà cần đến khám tại các cơ sở y tế và sử dụng đúng thuốc.
Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia phong kham Hưng Thịnh về bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai. Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh, bạn hãy gọi tới đường dây nóng 0367402884 hoặc nhấp chọn Bác sĩ tư vấn để được hỗ trợ trực tuyến.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Cách nhận biết có thai qua nước tiểu?
Nước tiểu không chỉ phản ánh tình hình sức khỏe của một người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết có thai qua nước tiểu. Vậy thực hư việc nhận biết có thai qua nước...Xem chi tiết
-
Siêu âm thai lần đầu tiên
Khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu tiên thì tốt là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều các chị em. Bởi việc chọn lựa thời điểm khám thai mang ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc...Xem chi tiết
-
Những bài tập thể dục tốt cho bà bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn khá khó khăn với nhiều chị em, chính vì thế thời gian này chị em cần phải luyện tập thể dục, vận động để có thể vượt cạn tự nhiên một cách thành công...Xem chi tiết
-
Quan hệ xong đi rửa ngay có thai không?
Quan hệ xong đi rửa ngay có thai không đó là thắc mắc mà rất nhiều cặp đôi quan tâm và mong muốn được tìm hiểu. Các chuyên gia cũng cho rằng, tránh thai bằng việc rửa vùng kín sau khi quan hệ là...Xem chi tiết
-
Sau khi quan hệ nên làm gì để có thai?
Sau quan hệ nên làm gì để có thai là vấn đề được không ít các cặp đôi vợ chồng quan tâm khi mong muốn sinh con. Việc nên ăn gì, làm gì sau khi quan hệ để dễ thụ thai cũng đóng một vai trò vô...Xem chi tiết
-
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thai?
Chào bác sĩ! Xin bác sĩ cho hỏi bị chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thấy được thai ạ? Chẳng là em và chồng có quan hệ tháng trước và tháng này em đang bị chậm kinh 5 ngày. Cả em và chồng...Xem chi tiết