- Trang chủ /
- Cẩm nang sức khỏe /
- Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, đối tượng, biểu hiện và cách khắc phục
Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, đối tượng, biểu hiện và cách khắc phục
-
Cập nhật lần cuối: 21-05-2018 09:14:12
-
Trầm cảm sau sinh là lý do không ít bà mẹ hành hạ những đứa con của mình và chính bản thân, cho đến nay đây không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Bệnh khá nguy hiểm nhưng cho đến nay không phải ai cũng phát hiện ra bệnh sớm và đi điều trị bởi biểu hiện của bệnh không được ghi nhận và chú ý. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục trầm cảm sau khi phá thai như thế nào hãy cùng tìm hiểu thật kỹ để phát hiện bệnh sớm nhất, có phương pháp điều trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài nhé.
Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh
Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau khi sinh, mặc dù tỷ lệ việc bị trầm cảm khá cao nhưng đây là căn bệnh ít bị phát hiện và ghi nhận.
Tình trạng trầm cảm sau sinh là sự rối loạn cảm xúc theo chiều hướng tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, lo lắng, buồn chán của nữ giới xuất hiện sau sinh. Tình trạng bệnh có thể nặng hoặc nhẹ, nhanh chóng thoáng qua hoặc kéo dài thậm chí không thể tự hết phải dùng biện pháp để can thiệp khá phức tạp. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh?
Nội tiết tố thay đổi: Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu chỉ ra, sự gia tăng hormone nữ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của các bộ phận thần kinh trung ương. Lượng hormone thời kỳ mang thai có thể cao gấp vài trăm lần so với mức bình thường khiến tạo hình thần kinh của não bộ thay đổi khiến nữ giới trở nên hay quên, ngại tiếp xúc. Ngoài ra, sự thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp, hormone tuyến giáp giảm nhanh cũng khiến nữ giới rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm sinh lý thay đổi dẫn đến trầm cảm.
Đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý: Nữ giới không chỉ trải qua quá trình sinh con đau đớn, thậm chí chịu đau đớn do mổ kéo dài sau sinh đồng thời khi con ra đời mối lo lắng về con, về bản thân khiến nữ giới bị ảnh hưởng tâm lý. Họ thường sẽ thay đổi lối sống của mình ngay lập tức, lo lắng về trách nhiệm làm mẹ, làm vợ của chính bản thân.
Những người từng có tiền sử bị trầm cảm: Những người đã từng trầm cảm thường dễ tái phát nhất là sau sinh bởi những căng thẳng về quá trình mang thai, sinh con, vấn đề sức khỏe của con, của bản thân, hôn nhân không hạnh phúc, gia đình không thấu hiểu thì nguy cơ trầm cảm rất là cao.
Đối tượng nguy cơ dễ mắc phải trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh sẽ xảy đến sau vài tháng thậm chí là vài ngày sau khi nữ giới sinh con, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần của mẹ và trẻ nhỏ chính vì thế những người thân, nhất là các ông chồng nên lưu ý, quan tâm tới vợ của mình để tránh tình trạng xảy ra với họ. Trầm cảm sau sinh thường xảy đến với các đối tượng như:
Những người ở tuổi thành niên đã sinh con, sinh con còn quá trẻ vừa không có trách nhiệm với con và người chồng, người thân không quan tâm chăm sóc.
Những người có thai ngoài ý muốn và phải sinh con khi sự chuẩn bị chưa có.
Đối tượng thường xuyên nghiện thuốc lá hoặc rượu bia trong thai kỳ.
Những phụ nữ gặp các vấn đề khó khăn về tài chính, công việc và các mối quan hệ xã hội cũng như mối quan hệ với người thân.
Trong thời gian mang thai và chuẩn bị sin hem bé gặp phải biến cố tâm lý.
Không được người thân san sẻ việc chăm sóc con cũng như các công việc trong gia đình dẫn tới căng thẳng, phẫn uất.
Biểu hiện của chứng trầm cảm
Theo nhiều thông tin xoay quanh vấn đề trầm cảm sau sinh đã có nhiều bà mẹ trực tiếp làm ảnh hưởng đến chính đứa con của mình do trầm cảm, vì sự nguy hiểm của nó, các bạn nên lưu ý những biểu hiện của trầm cảm sau sinh để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Thích ở một mình, ngại giao tiếp: Những bà mẹ thường thích ở một mình, không thích có nhiều người thậm chí không muốn nói chuyện với ai.
Nghiện mạng xã hội: Nghiện mạng xã hội, thích nói chuyện khi ở trên mạng xã hội nhưng nói truyện trực tiếp thì hoàn toàn thu mình lại.
Thường xuyên có cảm giác buồn chán, ủ dột: Cảm giác này diễn ra liên tục và kéo dài khoảng vài tuần trở lên.
Luôn trong trạng thái mệt mỏi: Mệt mỏi ngay khi không làm việc nặng, chỉ ngồi một chỗ, cơ thể rơi vào trạng thái thiếu sức sống, mệt mỏi.
Không tập trung vào bất cứ việc gì: Do luôn cảm thấy thiếu sức sống, mệt mỏi và luôn cảm thấy không có hứng thú làm việc, không muốn động vào bất kỳ việc gì thì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Luôn thấy vô dụng, bi quan, không còn hứng thú với những sở thích: Bạn cảm thấy mất hết niềm tin, luôn thấy mình vô dụng, không giúp ích được gì. Không còn bất kì sự quan tâm nào với những sở thích của mình trước đây.
Dễ nổi nóng, cáu gắt: Mặc dù không vì nguyên nhân gì cả nhưng vẫn luôn bực tức, khó chịu với những người xung quanh, với bản thân cho dù là việc rất nhỏ.
Hay có cảm giác lo âu, bất an: Sự lo âu này thường xuất phát từ những điều rất vô lý, thậm chí là không có thật, chỉ do người bệnh tự tưởng tượng ra.
Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều: Thay đổi lối sống sinh hoạt, giờ giấc cũng là dấu hiệu của trầm cảm và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm lý khác.
Chế độ ăn uống thay đổi: Đột ngột ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng giảm cân đột ngột hoặc cân nặng tăng ngoài tầm kiểm soát.
Nghĩ đến cái chết: Có rất nhiều phụ nữ sau sinh có suy nghĩ như vậy, gần như xảy ra ở một nửa số người mắc bệnh trầm cảm.
Biện pháp khắc phục trầm cảm sau sinh
Để hạn chế chứng bệnh này, các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh đưa ra một số lời khuyên như sau:
Nên tham gia một lớp học về tiền sản: Tại đây các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức cần thiết và chính xác hướng dẫn tâm lý mẹ sau sinh, cách chăm sóc em bé, cách giúp chồng thông cảm, hỗ trợ và hiểu vợ hơn. Khi có được hướng dẫn cụ thể, bạn sẽ tự tin, thoải mái hơn bước vào quá trình chăm sóc em bé khi mới sinh.
Gia đình nên tạo không khí vui vẻ, quan tâm: Các thành viên trong gia đình nên tạo một không gian vui vẻ, quan tâm đến nhau và nhất là với mẹ bầu, chia sẻ những việc chăm sóc em bé với mẹ để họ thực sự cảm thấy được hỗ trợ từ đó không còn cảm giác lo lắng không chăm sóc tốt cho con hay cảm thấy cô đơn, tủi thân, tránh được tổn thương tâm lý cho sản phụ.
Chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm với người khác: Những lời khuyên, tư vấn của họ sẽ rất hữu ích vì ít nhiều họ đã có kinh nghiệm trải qua thời gian mang thai, hoặc khảo thêm thông tin trên sách báo, internet giúp thai phụ sau sinh không còn nhiều lo lắng về cách chăm sóc em bé.
Chăm sóc cho bản thân: Dành thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách, đan len, đi bộ những việc đơn giản này sẽ giúp bạn thoải mái, thư thái hơn.
Chăm sóc con: Tận hưởng những phút giây bên con, điều đó có thể nói là niềm hạnh phúc nhất đối với một người mẹ.
Chồng và gia đình nên theo dõi, để ý biểu hiện của nữ giới sau sinh: Để ý xem thái độ, biểu hiện cùa người phụ nữ sau sinh, nếu có các dấu hiệu như kể trên và kéo dài trong thời gian dài không bớt thì nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ là nhân tố giúp điều trị bệnh hiệu quả và triệt để.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Tắc vòi trứng có thai được không?
Viêm tắc vòi trứng có thai được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ, bởi vì tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Đây là vấn đề rất đáng được...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt màu đen sau khi phá thai
Kinh nguyệt màu đen sau phá thai có được coi là hiện tượng sinh lý bình thường hay là biểu hiện của một trong những biến chứng sau khi phá thai không an toàn? Hãy cùng các chuyên gia phòng khám Thành...Xem chi tiết
-
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Review Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội là phòng khám đa khoa uy tín với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Bằng sự nỗ lực không ngừng phòng khám Hưng...Xem chi tiết