Chẩn đoán thai sớm bằng việc xét nghiệm máu

Lượt xem: 67061

Kết quả trên que thử thai thường không chính xác là do bạn tiến hành xét nghiệm quá sớm, khi trứng chưa kịp “lọt” xuống dạ con. Thường thì điều này sẽ diễn ra trong vòng 14 ngày sau khi trứng được thụ tinh và do vậy trong thời gian này, beta-hCG sẽ chưa thể vào nước tiểu mà mới chỉ xuất hiện trong máu (xét nghiệm máu trong thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác hơn).

xet-nghiem-mau-1

Chẩn đoán thai sớm bằng xét nghiệm máu

Chuẩn bị: Trước khi làm xét nghiệm máu bạn nên nhịn ăn từ 6h-8h, tốt nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì.

Khi có kết quả xét nghiệm máu, bạn cần để ý đến thông số nào? Beta-hCG

 

Đây là bảng theo dõi nồng độ beta-hCG dựa trên tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng):

 

3 tuần

5-50 mIU/ml

9-12 tuần

25.700-288.000 mIU/ml

4 tuần

5-426 mIU/ml

13-16 tuần

13.300-254.000 mIU/ml

5 tuần

19-7.340 mIU/ml

17-24 tuần

4.060-165.400 mIU/ml

6 tuần

1.080-56.500 mIU/ml

Từ tuần thứ 25 cho tới ngày sinh.

3.640-117.000 mIU/ml

7-8 tuần

7.650-229.000 mIU/ml

4-6 tuần sau sinh

<5 mIU/ml

 

Ý nghĩa của chỉ số beta hCG:

Trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) cứ trong khoảng 2 ngày, beta hCG có thể tăng gấp đôi. Đến tuần thứ 6 -7 thì có thể cần đến 3.5 ngày để lượng beta-hCG tăng lên gấp đôi.

 

Khi nồng độ beta-hCG thấp hơn bình thường (đối chiếu với bảng trên)

- Có thể do tính tuổi thai không chính xác.

- Có khả năng sảy thai hoặc hỏng trứng.

Khi nồng độ beta-hCG cao bình thường (đối chiếu với bảng trên)

- Có thể do tính tuổi thai không chính xác.

- Đa thai.

- Thai trứng.

Lưu ý: Những con số thống kê trên chỉ mang tính chất tương đối; bởi vì, nhiều trường hợp beta-hCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Thai phụ có nồng độ beta-hCG thấp hoặc cao hơn mức trung bình cần được sự theo dõi và tư vấn kịp thời của bác sĩ.

Đánh giá: 
Chẩn đoán thai sớm bằng việc xét nghiệm máu
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  92 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Cách nhận biết có thai qua nước tiểu? Cách nhận biết có thai qua nước tiểu?
    Nước tiểu không chỉ phản ánh tình hình sức khỏe của một người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết có thai qua nước tiểu. Vậy thực hư việc nhận biết có thai qua nước...
    Xem chi tiết
  • Siêu âm thai lần đầu tiên Siêu âm thai lần đầu tiên
    Khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu tiên thì tốt là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều các chị em. Bởi việc chọn lựa thời điểm khám thai mang ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc...
    Xem chi tiết
  • Những bài tập thể dục tốt cho bà bầu Những bài tập thể dục tốt cho bà bầu
    Thời kỳ mang thai là giai đoạn khá khó khăn với nhiều chị em, chính vì thế thời gian này chị em cần phải luyện tập thể dục, vận động để có thể vượt cạn tự nhiên một cách thành công...
    Xem chi tiết
  • Quan hệ xong đi rửa ngay có thai không? Quan hệ xong đi rửa ngay có thai không?
    Quan hệ xong đi rửa ngay có thai không đó là thắc mắc mà rất nhiều cặp đôi quan tâm và mong muốn được tìm hiểu. Các chuyên gia cũng cho rằng, tránh thai bằng việc rửa vùng kín sau khi quan hệ là...
    Xem chi tiết
  • Sau khi quan hệ nên làm gì để có thai? Sau khi quan hệ nên làm gì để có thai?
    Sau quan hệ nên làm gì để có thai là vấn đề được không ít các cặp đôi vợ chồng quan tâm khi mong muốn sinh con. Việc nên ăn gì, làm gì sau khi quan hệ để dễ thụ thai cũng đóng một vai trò vô...
    Xem chi tiết
  • Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thai? Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thai?
    Chào bác sĩ! Xin bác sĩ cho hỏi bị chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thấy được thai ạ? Chẳng là em và chồng có quan hệ tháng trước và tháng này em đang bị chậm kinh 5 ngày. Cả em và chồng...
    Xem chi tiết